Lượt xem: 432
Long Phú quyết liệt phòng chống dịch, đảm bảo phát triển chăn nuôi bền vững
       Thời điểm giao mùa, diễn biến thời tiết thất thường, dịch tả heo Châu phi mới chỉ có dấu hiệu “hạ nhiệt” … là những áp lực và khó khăn đối với đội ngũ làm công tác thú y. Để chủ động phòng chống dịch bệnh vụ Đông Xuân cho đàn vật nuôi, huyện Long Phú đã chỉ đạo ngành Nông nghiệp tham mưu, thực hiện nhiều giải pháp, trong đó làm tốt công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức của người dân về việc chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh, với mục tiêu hạn chế và giảm thiểu thiệt hại từ dịch bệnh đối với đàn vật nuôi hướng tới phát triển chăn nuôi bền vững.
        Không thống kê nhiều về những thiệt hại do “cơn bão” dịch tả heo châu Phi gây ra, chỉ biết rằng, người chăn nuôi trên địa bàn huyện đang đứng trước những khó khăn, thiệt hại nặng nề về kinh tế và cả tinh thần. Để giúp họ từng bước khắc phục và vực dậy kinh tế hộ, huyện Long Phú đã đề ra nhiều cơ chế, chính sách, trong đó có việc hỗ trợ tiền, con giống, thức ăn chăn nuôi, cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi tiền vay … giúp người chăn nuôi trên địa bàn vượt qua khó khăn, ổn định sản xuất. …

        Chiếm tỷ lệ cao trong giá trị sản xuất của ngành Nông nghiệp, việc phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng trong chăn nuôi cũng là một trong những nguyên nhân khiến dịch bệnh có nguy cơ bùn phát trên diện rộng. Vì vậy, công tác phòng, chống dịch bệnh trong chăn nuôi luôn được các ngành chức năng quan tâm và tích cực thực hiện. Đặc biệt sau thiệt hại lớn do dịch tả heo châu Phi gây ra, không chỉ khắc phục vấn đề chuồng trại, môi trường, mà việc tuyên truyền, khuyến cáo về việc thận trọng khi tái đàn, cập nhật kiến thức chăm sóc đàn vật nuôi, chuyển đổi hình thức chăn nuôi mới để duy trì sản xuất … luôn là vấn đề “nóng” ở nhiều địa phương.

       Trong thời gian giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường, sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm khá rõ rệt, khiến sức đề kháng của vật nuôi giảm, nguy cơ dịch bệnh phát triển, nhất là các bệnh : Cúm, Tai xanh, lở mồm long móng, bệnh về đường hô hấp, tiêu hóa … Để chủ động phòng, chống các loại dịch bệnh và phát triển đàn vật nuôi, bước vào vụ Đông Xuân, cùng với việc tăng cường công tác tuyên truyền, tập huấn, hướng dẫn người dân áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch vào thời điểm giao mùa, tăng sức đề kháng cho gia xúc, gia cầm, Trạm chăn nuôi và Thú y đã tích cực triển khai các đợt tiêm phòng, phun khử trùng tiêu độc môi trường chăn nuôi. Việc áp dụng các biện pháp tổng hợp chăn nuôi an toàn sinh học được các cơ quan chức năng khuyến khích để người chăn nuôi áp dụng. Đồng thời xây dựng kế hoạch cơ cấu lại ngành chăn nuôi trên địa bàn huyện, đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để tăng năng suất, chất lượng đàn vật nuôi … đảm bảo nguồn cung thực phẩm khi sản lượng thịt heo giảm sút.
 Chú thích ảnh: Cấp phát tiền hỗ trợ hộ chăn nuôi bị dịch tả heo châu Phi.

       Mặc dù dịch tả heo châu Phi đã có dấu hiệu “hạ nhiệt”, song trước khuyến cáo cơ quan chức năng về việc tái đàn, bản thân người chăn nuôi cũng chưa sẵn sàng cho một chiến lược dài hơi. Nếu tái đàn, phải đảm bảo tính hợp lý, có kiểm soát và đảm bảo an toàn sinh học, đồng thời thực hiện kiểm dịch động vật theo đúng quy định; kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ điều kiện vệ sinh thú y, vệ sinh an toàn thực phẩm đối với các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm; tăng cường kiểm soát vận chuyển động vật, sản phẩm động vật, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật. Mặc dù có những nỗ lực, cố gắng nhất định, song chăn nuôi trên địa bàn huyện vẫn đang gặp nhiều khó khăn, giá cả sản phẩm chăn nuôi không ổn định, khiến người chăn nuôi không mạnh dạn đầu tư áp dụng công nghệ tiên tiến để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm; một số hộ kinh doanh, buôn bán, vận chuyển gia súc, gia cầm chưa chấp hành khai báo và làm kiểm dịch vận chuyển theo quy định, gây khó khăn cho công tác kiểm dịch trên địa bàn, tiềm ẩn nguy cơ không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; sản xuất chăn nuôi trên địa bàn huyện còn nhỏ lẻ, phân tán, quy mô hộ gia đình; số lượng hộ chăn nuôi nhiều, song nhận thức của người chăn nuôi về công tác phòng, chống dịch bệnh còn hạn chế; công tác quản lý, giám sát dịch bệnh ở một số địa phương chưa được thực hiện đồng bộ, chặt chẽ … Tuy nhiên, với sự chỉ đạo quyết liệt của huyện, sự vào cuộc của các ngành chức năng và toàn thể nhân dân trong thực hiện các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, của Bộ Nông nghiệp & PTNT, UBND tỉnh, những khó khăn, vướng mắc của người chăn nuôi sẽ được tháo gỡ, giải quyết kịp thời. Trạm Chăn nuôi và Thú y là cơ quan thường trực chịu trách nhiệm phối hợp với các địa phương thực hiện hỗ trợ, quản lý chặt chẽ về giống và cải tạo giống vật nuôi; quản lý về môi trường chăn nuôi và thức ăn chăn nuôi; cơ cấu, điều chỉnh quy mô đàn gia súc, gia cầm phù hợp với tình hình thực tế. Tập trung chỉ đạo sản xuất chăn nuôi theo hướng trang trại, tập trung, công nghiệp, áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn để hình thành các vùng chăn nuôi sản xuất hàng hóa lớn, tạo liên kết theo chuỗi giá trị. Phát triển đàn gia cầm, đàn bò thịt, đàn dê và những vật nuôi có hiệu quả, có thị trường, đảm bảo cung ứng nguồn thực phẩm đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng.

      Từ thực tế những năm qua cho thấy, chăn nuôi heo luôn giữ vai trò quan trọng trong việc đảm bảo nguồn cung thực phẩm, bởi sản lượng thịt heo của huyện hàng năm chiến gần 80% tổng sản lượng thịt hơi các loại trên địa bàn. Với tình hình thực tế, nhất là dịp Tết Nguyên đán 2020 đang cận kề, Long Phú cũng như các huyện, thị, thành phố trong tỉnh có thể sẽ thiếu nguồn cung thịt heo. Vấn đề đặt ra hiện nay là cần có các giải pháp tích cực để chuyển đổi phương thức chăn nuôi, cơ cấu đàn vật nuôi và tái đàn heo để có nguồn thực phẩm cung cấp cho thị trường. Do vậy, cùng với các giải pháp đồng bộ từ phía huyện và tỉnh thì người chăn nuôi cần chủ động, quyết liệt hơn nữa trong việc phòng bệnh cho gia súc, gia cầm, giữ gìn môi trường; thực hiện tốt hướng dẫn, khuyến cáo của cơ quan chức năng, thường xuyên theo dõi, cập nhật thông tin thị trường để tính toán phát triển đàn vật nuôi một cách hợp lý. Từ đó, không chỉ bảo vệ an toàn sản xuất chăn nuôi trên địa bàn, chủ động nguồn thực phẩm phục vụ thị trường, nhất là trong dịp Tết Nguyên đán, mà còn đảm bảo phát triển chăn nuôi bền vững.

                                                                                 Bài và ảnh: Sóc Ca.

TIN KHÁC

















Thống kê truy cập
  • Đang online: 38
  • Hôm nay: 467
  • Trong tuần: 5 137
  • Tất cả: 1893886
Bình Chọn
Khả năng đáp ứng thông tin của Website
  • Bình chọn Xem kết quả
    Cơ quan chủ quản: UBND HUYỆN LONG PHÚ - TỈNH SÓC TRĂNG                               
                    Địa Chỉ: Ấp 4 Thị trấn Long Phú, Huyện Long Phú, Tỉnh Sóc Trăn
                       Điện Thoại: 02993.857.430  Fax: 02993.857.430 . Email: vanphong.huyenlp@soctrang.gov.vn




    Người chịu trách nhiệm nội dung:.........................................................   
      Ghi Rõ Nguồn "UBND HUYỆN LONG PHÚ" Khi Phát Hành Lại Thông Tin Từ Website Này.